Chuyên mục về những tin tức công nghệ được cập nhật trên thế giới

Xuất hiện CPU Kunpeng 920 v8 ARM 8 nhân 8 luồng của Trung Quốc với hiệu năng rất đáng thất vọng

Xuất hiện CPU Kunpeng 920 v8 ARM 8 nhân 8 luồng của Trung Quốc với hiệu năng rất đáng thất vọng

Thông qua công ty con HiSilicon, Huawei đang có trong tay dòng vi xử lý ARM v8-based Kunpeng (7nm) khá là hứa hẹn dành cho trung tâm dữ liệu. Nó có số nhân lên đến 64 nhân và hỗ trợ những công nghệ xịn sò hiện nay như PCIe 4.0 chẳng hạn. Theo tin mới đây thì có ít nhất một trong những mẫu chip đó đang được trang bị cho desktop. Một thành viên trên YouTube đã đăng tải video cho thấy người này đã mua và test thử bộ desktop PC Huawei được lắp ráp bởi bên thứ 3, trong đó gồm có con CPU Kunpeng 920 ARM v8 (7nm) 8 nhân 8 luồng và bo mạch chủ Huawei D920S10.

Việc này có thể giúp Trung Quốc bớt phụ thuộc vào các công nghệ bóng bán dẫn của nước ngoài. Tuy nhiên, bộ máy này cũng cho thấy nhược điểm rõ ràng nhất trong kế hoạch này là kho phần mềm hỗ trợ. Thực chất thì đây cũng chinh là tâm điểm trong video của nữ YouTuber kia. Theo đó, khi sử dụng bộ máy này thì cô đã gặp nhiều vấn đề khi chạy những phần mềm thông dụng.

Bởi vì Kunpeng sử dụng kiến trúc ARM nên máy chỉ chạy được hệ điều hành UOS 64-bit (một phiên bản được tinh chỉnh lại từ Linux) của Trung Quốc mà thôi. Cô cho biết UOS chạy mượt và có giao diện trực quan, thậm chí nó còn hỗ trợ xuất hình 4K@60Hz thông qua card đồ họa Yeston RX550. Tuy nhiên, để truy cập vào kho ứng dụng thì YouTuber này đã phải trả thêm khoảng 115 USD (khoảng 2.700.000 VNĐ), và không may là kho ứng dụng này thiếu thốn đủ thứ, ngay cả bộ phần mềm Adobe trứ danh còn chẳng có. Tệ hơn nữa là cũng chẳng hỗ trợ phần mềm 32-bit.

Khi máy được đem ra test với phần mềm Blender BMW thì nó đã hoàn thành trong 11 phút và 47 giây, chậm hơn rất nhiều so với hầu hết những con chip ngày nay. Nó stream video 4K ổn, nhưng lại gặp khó khăn khi xem video 4K trong máy vì hiệu năng encoding của nó không được cao. Vì thế nên máy này chỉ phù hợp cho các tác vụ văn phòng mà thôi.

Bộ máy trong video có giá khoảng 1060 USD, được trang bị vi xử lý Kunpeng 920 2249K 8 nhân 8 luồng 2,6GHz được hàn chết vào bo mạch chủ. Còn bo mạch chủ Huawei D920S10 thì có 4 khe RAM DIMM, được gắn sẵn 2 thanh RAM 8GB Kingston DDR4-2666. Có vẻ như là còn chip này hỗ trợ PCIe 4.0, nhưng trên bo mạch chủ thì chỉ có 3 khe PCIe 3.0 mà thôi; ngoài ra thì các cổng kết nối cũng chả có gì đáng chú ý cả. Bên trong máy còn có ổ cứng SATA 256GB, bộ nguồn 200W, ổ đĩa quang, và card màn hình Yeston RX550.

Qua những vấn đề bên trên, chúng ta có thể thấy cho dù con chip có mạnh đến đâu mà không có phần mềm và hệ sinh thái vững chãi thì cũng bằng không. Và đây cũng đồng thời là vấn đề mà Trung Quốc đang phải giải quyết nếu muốn bớt phụ thuộc vào các hãng nước ngoài.
__________________________
Nguồn: Gearvn.

Link bài Gearvn: Xuất hiện CPU Kunpeng 920 v8 ARM 8 nhân 8 luồng của Trung Quốc với hiệu năng rất đáng thất vọng
__________________________
#Upload again by KhoaLe

Tiktok bị cáo buộc theo dõi hàng triệu người dùng iphone, vấn đề đáng ngại đến đâu?

Tiktok bị cáo buộc theo dõi hàng triệu người dùng iphone, vấn đề đáng ngại đến đâu?

Cảnh báo từ Apple!
Theo như báo cáo ngày 23 tháng 6, Apple đã sửa một số lỗi nghiêm trọng của IOS 14 khi mà các ứng dụng có thể sử dụng và đọc trang sao chép tạm của máy người dùng. (Clipboard)
Trong bản cập nhật mới nhất, người dùng sẽ được thông báo khi ứng dụng bất kì truy cập vào trang sao chép tạm. Một trong những cái tên nằm trong danh sách bị tình nghi theo dõi là Tiktok.
Công ty mẹ của Tiktok là Bytedance đã lên tiếng, cho rằng đây là một lỗi đến từ việc sử dụng phần mềm quảng cáo cũ của Google SDK. Họ luôn sẵn sàng bảo vệ thông tin người dùng một cách tốt nhất. Họ sẽ cập nhật bản vá lỗi một cách tối ưu nhất.


YOUTUBEAre TikTok and other iPhone apps snooping on what you copy-and-paste without permission?

Không phải là cảnh báo lần đầu

Trong lần cảnh báo này, Tik Tok nằm trong danh sách 53 ứng dụng phổ biến khác sau khi cho chạy thử nghiệm trên hệ điều hành iOS 14 vừa được ra mắt dành cho iPhone thì “bị lộ” ra việc thu thập dữ liệu trên thiết bị người dùng từ clipboard.

Tuy nhiên với Tik Tok, một ứng dụng khá phổ biến hiện nay tại nhiều quốc gia với trên 500 triệu người dùng còn bị phát hiện thường xuyên liên tục quét dữ liệu trên thiết bị người dùng từ khay nhớ tạm. Tik Tok sau đó đã phải xóa tính năng này trong một bản cập nhật ứng dụng mới trên chợ ứng dụng AppStore, đồng thời cho biết tính năng này không được kích hoạt trên thiết bị chạy hệ điều hành Android.

Đây không phải lần đầu Tik Tok bị cảnh báo về vấn đề nguy cơ đối với dữ liệu người dùng. Trước đó vào cuối năm 2019, Tik Tok cũng đã bị dính nhiều nghi án về việc có thể thu thập, lưu trữ dữ liệu người dùng và truyền về máy chủ tại Trung Quốc, buộc hãng này phải đưa ra hướng xử lí là tách TikTok ra khỏi công ty mẹ ByteDance tại Trung Quốc, đồng thời tìm kiếm nơi đặt trụ sở mới ở bên ngoài Trung Quốc.

Vấn đề đáng ngại đến đâu?
Theo chuyên gia bảo mật Võ Đỗ Thắng – Giám đốc Trung tâm an ninh mạng Athena, tình trạng chung hiện nay là hầu hết các ứng dụng di động đều tiến hành việc thu thập dữ liệu người dùng. Có ứng dụng lúc lấy lúc không, có những ứng dụng thì liên tục quét thu thập dữ liệu.

Song cũng có không ít ứng dụng, khi người dùng lần đầu tải xuống sử dụng thì không xảy ra vấn đề gì, tới những lần cập nhật sau đó mới đưa thêm tính năng thu thập dữ liệu vào ứng dụng nên hầu như người dùng không hay biết.

Hình ảnh mô tả Tik Tok thu thập dữ liệu từ bộ nhớ tạm trên thiết bị của người dùng. Ảnh: The Verifier.

Tuy nhiên cũng theo chuyên gia này, vấn đề đáng nói hơn là việc thu thập dữ liệu được lưu trữ ra sao và sử dụng vào việc gì. Nhiều ứng dụng khi bị lộ việc thu thập dữ liệu người dùng thì lấy cớ là để “nâng cao chất lượng trải nghiệm của người dùng”. Thế nhưng ông Thắng cho rằng: “Việc phía ứng dụng thu thập xong dữ liệu và có chuyển ra bên ngoài hay không và nhằm mục đích gì rất khó kiểm soát. Đối với những nhân vật quan trọng, dữ liệu có tính nhạy cảm cao, việc bị thu thập có thể dẫn đến những nguy cơ càng khó lường vì có thể bị lộ các thông tin riêng tư, tên tài khoản, mật khẩu, mã OTP…”.

Theo Tik Tok, họ hiện có hơn 12 triệu người dùng tại Việt Nam. Tuy nhiên chuyên gia Võ Đỗ Thắng cho rằng, nhận thức chung của người dùng tại Việt Nam về tình trạng bị các ứng dụng thu thập dữ liệu còn chưa thấy được hết sự nghiêm trọng. “Ở các quốc gia có luật bảo vệ dữ liệu cá nhân, việc các ứng dụng tự tiện thu thập dữ liệu người dùng được xem là vấn đề nghiêm trọng. Còn ở mình thì có vẻ chưa thấy được tính nghiêm trọng đó”, ông Thắng nói.

Trong một diễn biến mới nhất, Tik Tok cùng với hàng chục ứng dụng khác của Trung Quốc đã bị cấm sử dụng ở Ấn Độ khiến cho ứng dụng này bị mất đến 120 triệu người dùng tại quốc gia này. Ngoài ra, tại một số quốc gia như Mỹ, Tik Tok đã bị cấm sử dụng trong một số lực lượng, cơ quan chính quyền.

__________________________
Nguồn: J2TEAM Community, Báo Lao Động, Forbes.

Link bài Forbes: Warning—Apple Suddenly Catches TikTok Secretly Spying On Millions Of iPhone Users

Link bài Báo Lao Động: Tik Tok tự động thu thập dữ liệu người dùng, đáng ngại đến mức nào?
__________________________
#Upload again by KhoaLe